Nhận định, soi kèo U20 Nhật Bản vs U20 Hàn Quốc, 14h00 ngày 20/2: Khẳng định đẳng cấp
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2: Lật ngược thế cờ -
Nữ điều dưỡng ngậm ngùi dự đám tang ông ngoại qua điện thoạiNữ điều dưỡng Biện Thị Hồng Hạnh có nhiều kỷ niệm đáng nhớ sau thời gian tình nguyện vào làm việc tại khu cách ly. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). Chị kể, ngay từ đợt dịch đầu tiên, khi mọi người còn đang lưỡng lự, chị đã xung phong, tình nguyện vào khu cách ly chăm sóc bệnh nhân. Đến lúc này, chị cũng không hiểu vì sao thời điểm ấy, chị lại quyết định nhanh và dứt khoát đến thế.
“Lúc đó, tôi cũng không kịp suy nghĩ mình sẽ được gì, mất gì khi xung phong đi như vậy. Tôi chỉ nghĩ là dịch bệnh bùng phát, xã hội cần mình, mình có trách nhiệm chung tay cùng các đồng nghiệp khác dập dịch”, chị Hạnh chia sẻ.
Chị để lại hết công việc nhà cho người chồng là giáo viên, sau đó khăn gói vào khu cách ly tập trung. Tại đây, chị được phân công đo nhiệt độ, chăm sóc cho người cách ly và nhập số liệu báo cáo.
Chị Hạnh (bên phải) và đồng nghiệp thời điểm còn làm việc trong khu cách ly. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). Ít ngày sau, chị được điều động sang khu cách ly tập trung ở Quận 12, TP.HCM để sóc cho 6 ca nhiễm bệnh. Chị chia sẻ: “Tôi ở đó 14 ngày, nhiệm vụ là đo nhiệt độ, chăm sóc, mang cơm, động viên tinh thần cho mọi người. 14 ngày đó, tôi có rất nhiều kỷ niệm, những kỷ niệm vui, buồn mà tôi sẽ không thể nào quên”.
“Đầu tiên, phải kể đến việc tôi được chồng tặng hoa. 15 năm cưới nhau, lần đầu tiên tôi nhận được hoa từ anh ấy, lại là khi đang làm việc ở khu cách ly. Nhờ thời gian xa cách này, anh ấy mới có hành động lãng mạn đến bất ngờ. Giỏ hoa nhỏ thôi nhưng động viên tinh thần tôi rất nhiều”, chị kể thêm.
Ở khu cách ly, ngoài những công việc thông thường của một điều dưỡng, mỗi ngày, chị phải đến nói chuyện, động viên tinh thần người cách ly. Trong các buổi gặp gỡ ấy, chị luôn cố gắng truyền năng lượng tích cực, xua tan sự lo lắng, bi quan của họ.
Lòng nhiệt huyết và sự tận tâm của chị khiến những người bị cách ly tại đây rất cảm động. Mỗi khi nhận được đồ tiếp tế, họ thường gọi chị đến để tặng những món quà nho nhỏ.
Chị Hạnh kể: “Các bệnh nhân còn cùng nhau mặc đồng phục tổ chức tặng quà cho y sĩ điều dưỡng nữa. Có lần, 12h trưa, họ còn gọi tôi ra để tặng quà”.
Chị Hạnh cho biết, tại các khu cách ly, chị và các đồng nghiệp của mình đều được các bệnh nhân yêu quý. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). “Bất ngờ hơn, tôi còn được tặng một cuốn album do một bạn đang phải cách ly vẽ. Đó là những nét vẽ ghi lại cảnh tôi và các điều dưỡng khác đến đo nhiệt độ, đem cơm, động viên mọi người… Nhìn thấy những bức vẽ về mình, tôi xúc động lắm”, chị nói thêm.
Tiễn biệt người thân qua màn hình điện thoại
Thời gian xung phong chống dịch, ngoài những chuyện vui lần đầu có được, chị Hạnh cũng không ít lần rơi nước mắt. Chị nói, chị khóc vì nhiều nguyên nhân với những xúc cảm khác nhau. Một lần, chị nghe tin bệnh nhân bé nhỏ của mình nhiễm bệnh sau 2 lần xét nghiệm âm tính và lần khác khi không thể về đưa tang ông ngoại.
Chị kể: “Trong số các trường hợp bị cách ly được tôi trực tiếp chăm sóc có một em mới 10 tuổi. Em rất kiên cường. Mỗi ngày, tôi đều dành nhiều thời gian trò chuyện, động viên em nhiều hơn các trường hợp khác. Có lẽ vì thế mà chúng tôi rất thân nhau. Sau 2 lần xét nghiệm, em đều nhận kết quả âm tính”.
Các bệnh nhân thường xuyên tặng những món quà tinh thần như lời cám ơn, động viên, tấm thiệp xinh xắn… cho chị. Có người còn vẽ cảnh chị và đồng nghiệp làm việc trong khu cách ly rồi đem tặng như một món quà. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). “Chúng tôi rất vui và tin rằng em sẽ sớm được trở về nhà. Thế mà đến lần xét nghiệm thứ 3, kết quả trả về lại xác định em dương tính với SARS-CoV-2. Em biết tin mình nhiễm bệnh nhưng rất bản lĩnh, không hề khóc hay buồn. Trong khi đó, tôi lại sụt sùi nước mắt. Tôi đã khóc khi chứng kiến cảnh em lặng lẽ kéo balo trong đêm đi ra xe cấp cứu về bệnh viện để điều trị”, chị kể thêm.
Sau lần rơi nước mắt ấy, chị tiếp tục đau đớn nhận tin ông ngoại của mình qua đời. Chị nói rằng, thời điểm ông mất, chị đang ở rất gần địa điểm tổ chức tang lễ. Thế nhưng vì tính chất công việc, chị không thể về nhìn mặt người thân lần cuối cũng như tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Chị Hạnh chia sẻ: “Tôi ở cách ông mình có mấy km mà ngày ông mất, gia đình báo tin nhưng nhất quyết không cho tôi về và tôi cũng không thể về. Đến lúc tôi được về thì việc chôn cất ông đã xong hết rồi”.
“Tôi không thể gặp mặt ông lần cuối, chỉ có thể tham gia đám tang qua mạng, nhìn ông lần cuối qua live-stream. Nhưng tôi tin, ông không giận tôi đâu. Ông ngoại tôi từng là cựu tù ở Côn Đảo. Ông luôn động viên tôi sống vì mọi người”, chị tâm sự thêm.
Một trong nhiều tấm thiệp ghi lời chúc của những người từng được chị Hạnh và đồng nghiệp chăm sóc trong khu cách ly. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). Tết Tân Sửu vừa qua cũng là một cái Tết đặc biệt với chị Hạnh. Bởi, năm nào cả nhà chị cũng ra đường hoa chụp một tấm ảnh. Tuy nhiên năm nay, 30 Tết chị đã phải ra bến xe làm công tác giám sát, đứng chốt.
Có hôm, chị trực ở sân bay, mặc đồ bảo hộ từ 12h trưa đến 22h30 đêm, lấy cả ngàn mẫu xét nghiệm.
Tuy vậy, khi nhắc lại kỷ niệm ấy, chị không bao giờ xem đó là những tháng ngày vất vả, khó khăn. Ngược lại, chị luôn kể về nó với niềm xúc động và giọng đầy tự hào.
Xem thêm video: 40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ
Nguyễn Sơn
Cuộc trò chuyện 1 phút của nữ điều dưỡng với người yêu qua cổng khu cách ly
“Các cô cũng ăn Tết trong này à, vất vả quá nhỉ!”. “Vâng, khi nào các bác được về, bọn cháu cũng mới được về”, nữ điều dưỡng trong khu cách ly đáp lại lời động viên của một người F1.
"> -
Về quê ngày Tết, khốn khổ vì bạn gái nghiện... hởNhiều người nghiện ăn mặc hở hang, ngay khi đến cả những nơi tôn nghiêm có thể là biểu hiện của lệch lạc về tâm lý (Ảnh mang tính minh họa)
Nhưng Tết này, Dung về quê ra mắt nhà bạn trai lại khác. Dù ở quê Hoàng giờ đây rất thời trang, ăn diện đủ kiểu nhưng phong cách hở trên, hở dưới, hở cả giữa của Dung vẫn làm mọi người choáng váng.
Ở trong nhà đông con cháu, anh chị em, Dung quanh quẩn ra vườn, bếp núc với mẹ bạn trai mà toàn diện váy hai dây, có khi thêm áo khoắc sơ mi mỏng tanh hờ hững.
Bước ra ngoài, bất kể đi đâu, Dung chọn những chiếc váy ngắn cũn, hay quần chẽn với những chiếc áo hở ngực hoặc áo cúp khoe eo một cách lộ liễu.
Rất nhiều người trong làng, từ thanh niên cho đến trung niên, thấy bạn gái Hoàng là hùa nhau cười, buông đủ lời trêu ghẹo cùng ánh mắt không mấy thiện cảm.
Hoàng ngại tím mặt nhưng nói đi nói lại chuyện ăn mặc của bạn gái, cậu rất khó mở lời, lại cãi nhau. Dung lại vặn vẹo, chê bạn trai lạc hậu, kỹ tính đủ thứ.
Không ai nói ra nhưng Hoàng biết bố mẹ, chị em trong nhà cũng lắc đầu trước cách ăn mặc của Dung. Nhưng có lẽ họ cũng e dè, bạn của con lần đầu về nên sợ mang tiếng khắt khe nọ kia, lại không biết mở lời thế nào nên đành làm ngơ
Hôm cả nhà đi tảo mộ, Dung chạy ra với chiếc váy ngắn khoe đôi chân dài thẳng tắp, áo cúp đỏ nguyên cây. Mẹ Hoàng lần đầu phản ứng nói, con trai ở nhà giữ người yêu, đừng ra ngoài cho họ cười.
Hoàng kéo bạn gái vào trong nói chuyện, Dung ấm ức thay bộ khác. Lúc này, không khí gia đình Hoàng trở nên nặng nề vì vấn đề ăn mặc của Dung.
Dung giỏi giang, tự lập, khéo ăn nói, lại xinh đẹp, cô có quá nhiều lợi thế để "ghi điểm" với nhà bạn trai. Mỗi tội, phong cách thời trang quá thoải mái, táo bạo, sexy, nhất là không phù hợp với hoàn cảnh, Dung đã tạo nên khoảng cách với mọi người.
Nguyễn Anh Dũng, 29 tuổi, quê ở Phú Yên cũng khốn khổ vì cách ăn mặc của bạn gái. Trang, bạn gái anh phải nói là mắc chứng... nghiện ăn mặc hở hang, dường như cứ mặc đồ kín đáo là cô không chịu được.
Về quê bạn trai, nhìn vào Trang, có người nhỏ to nhìn cô là gái làng chơi, bất kể bối cảnh nào, đi đâu cũng phải nóng bỏng, bốc lửa. Có hôm, Trang bận chiếc áo hở trên hở dưới, Dũng nhắc kéo kín đáo lại, thì cô cười: "Để vậy cho thiên hạ thèm".
Vì cách ăn mặc quá hở hang của Trang mà kết cục cô mất điểm trong mắt nhà bạn trai, hàng xóm. Nhưng Trang vẫn cứng đầu: "Em yêu anh chứ đâu yêu hàng xóm nhà anh". Hai người cãi cự qua lại mất cả những ngày vui.
Phong cách thời trang, quan điểm về cái đẹp của người phụ nữ ngày càng thay đổi. Các cô gái tự do trải nghiệm thời trang, thể hiện phong cách, họ ít bị gò bó trong các khuôn khổ, chuẩn mực, định kiến như trước đây. Đó cũng là cách họ thể hiện cái tôi, cá tính, con người của mình.
Tuy nhiên, đẹp nhưng đặt không đúng bối cảnh có thể thành thảm họa, gây khó chịu cho người xung quanh, còn chủ nhân có thể trở thành trò cười.
Đi cà phê, đi làm, đi học, về quê, trang phục ở nhà, ra ngoài... như thế nào không chỉ đẹp mà còn cần phù hợp với môi trường. Điều này thể hiện gu thẩm mỹ và tư duy của mỗi người.
Nhiều cô gái về quê bạn trai, thích thể hiện vẻ ngoài, đôi khi quá tay trở thành quá lố.
Tâm lý đàn ông, nhất là quan điểm Á Đông, họ có thể rất thích ngắm nhìn cô gái ăn mặc hở hang nhưng khó khăn chấp nhận yêu hay xác định nghiêm túc với đối tượng này.
Chưa kể, tính sở hữu trong tình yêu nên họ không muốn cơ thể bạn gái mình bị người khác "vuốt ve" dù chỉ bằng ánh mắt. Việc bạn gái ăn mặc quá mát mẻ, phản cảm sẽ làm họ mất tự tin với những người xung quanh.
Các cô gái khi bạn trai lên tiếng thường hay "phản đòn" bằng cách chê người yêu ích kỷ, lạc hậu, quê mùa. Trong khi, một chàng trai đã đưa bạn gái về ra mắt, phản ứng trước phong cách ăn mặc "lố" của mình thì họ đang nghiêm túc trong chuyện tình cảm.
Các chàng trai cần góp ý, trao đổi một cách chân thành, tránh việc khắt khe, cổ hủ, thể hiện sự gia trưởng, độc đoán của mình.
Ăn mặc quá hở hang có thể vì bạn gái có quan niệm lệch lạc về cái đẹp, ảo tưởng về sự hấp dẫn của bản thân.
Ở góc độ tâm lý, một bác sĩ bày tỏ việc các bạn nữ nghiện ăn mặc hở hàng, khoe hàng cũng có thể biểu hiện của lệch lạc về tình dục. Cũng như chúng ta hay nhắc đến chứng "khoe hàng" ở nam giới, họ phô bày bộ phận sinh dục trước người khác để đạt thỏa mãn.
Nhiều cô gái ra đường thích mặc thật ít vải, để lộ hết càc vòng, đồ lót... nhằm khiêu khích và thu hút cái nhìn của người khác. Họ có thể hãnh diện, sung sướng trước cặp mắt thèm khát của kẻ háo sắc. Hay có người ăn mặc mát mẻ đến những nơi tôn nghiêm để "quấy rối" người khác.
Con đưa bạn gái lớn hơn tuổi về ra mắt, mẹ đòi... từ mặt
Sau khi nói thẳng Hảo dụ dỗ, gạ tình con trai mình, mẹ Thành còn quay sang nói con trai vì ham tiền mà lú lẫn.
"> -
Nhà bạn gái đề nghị mượn tôi số tiền 300 triệu khi vừa gặp mặtSau gần 3 tháng quen và yêu nhau, chúng tôi có về nhà nhau chơi. Vì tôi đã lớn tuổi (sinh năm 1988), nên chúng tôi xác định đây cũng chính là lần ra mắt với gia đình.
Nhà em khó khăn hơn tôi nghĩ. Em là chị cả, phía sau em còn 2 em (một trai, một gái) đang ăn học. Bố em đi làm thuê còn mẹ em do sức khỏe yếu nên ở nhà làm nội trợ. Qua lời em kể, em cũng thường xuyên phải gửi tiền về để bố mẹ lo cho các em.
Nhà em ở thị trấn nhưng được xây từ rất lâu nên khá xuống cấp. Đồ đạc trong nhà đều cũ kỹ. Nhà vệ sinh cũng là kiểu cũ, chưa hề xây mới. Em giải thích, bố mẹ không muốn sửa sang mà chờ ngày đủ tiền để xây mới toàn bộ. Em cũng chia sẻ thêm, dự tính cuối năm nay, bố mẹ sẽ lo đủ tiền xây nhà.
Cuộc gặp khá suôn sẻ. Cũng như phụ huynh ở nhiều gia đình khác, bố mẹ em hỏi tôi khá nhiều về công việc, thu nhập và hoàn cảnh gia đình. Buổi gặp đầu tiên bị hỏi quá nhiều về riêng tư nên tôi không được thoải mái. Dẫu vậy tôi vẫn vui vẻ trả lời hai bác.
Sau đó, bác gái cũng kể rằng, gia đình bác rất vất vả. Hai bác phải vay mượn nhiều để nuôi cho bạn gái tôi ăn học. Nay bạn gái tôi vừa ra trường, chưa giúp gì được bố mẹ nhiều…
Sau buổi gặp đó, tôi dò hỏi em thì được biết, gia đình em khá hài lòng về tôi. Tôi cứ tưởng mọi việc như thế là thuận lợi. Nào ngờ, tuần trước gặp nhau, bạn gái tôi có vẻ ngập ngừng trong lúc nói chuyện. Tôi gặng hỏi nhiều lần, em mới chịu nói ra.
Theo đó, mẹ em vừa đưa ra một đề nghị. Dự tính cuối năm nay gia đình em sẽ xây nhà nhưng hiện tại họ muốn xây sớm hơn. Lý do là bố mẹ em muốn có nhà cửa sạch đẹp để khi làm đám cưới gia đình cũng được nở mày nở mặt.
Do vậy nhà em chưa lo đủ tiền, bố mẹ em có nhã ý mượn tôi số tiền, khoảng 300 triệu đồng để xây nhà. Hai bác cũng nói rằng, bạn gái tôi chưa báo đáp, lo lắng được cho bố mẹ mà đi lấy chồng sớm thì tôi - với vai trò chồng sắp cưới của em, nên đứng ra để lo việc đó.
Tôi nghe em nói cũng khá lăn tăn. Bản thân tôi cũng tích góp được một khoản nhỏ sau nhiều năm lăn lộn làm ăn. Nhưng đây là khoản tiền tôi định dùng định cưới vợ, sắp xếp chỗ ăn ở cho hai vợ chồng và đầu tư kinh doanh. Bởi đến thời điểm hiện tại, nếu cưới nhau, chúng tôi vẫn phải đi ở thuê vì chưa mua được nhà.
Nếu cho gia đình vợ mượn số tiền 300 triệu để xây nhà thì chúng tôi rất khó khăn để lập nghiệp, chuẩn bị cuộc sống mới. Ngược lại, không đồng ý với đề nghị của bố mẹ cô ấy, tôi cũng thật khó ăn nói.
Thêm vào đó, vừa mới gặp lần đầu vào tuần trước, tuần này bố mẹ em đã gợi ý mượn số tiền lớn khiến tôi cảm thấy khó xử. Xin độc giả tư vấn giúp tôi nên làm gì trong tình huống này?
Độc giả H.N
Bạn gái tôi luôn mặc 'kín cổng cao tường'
Chỉ đến khi tôi có ý định chia tay thì người yêu mới chịu cho đụng chạm vào cơ thể, để rồi sau đêm hân hoan là nỗi thất vọng chán chường.
">